Cấu trúc da! Phần 2

Cấu trúc da, Bác sĩ Tiến sẽ chia sẻ cho các bạn nội dung tiếp theo liên quan đến phần thượng bì này, đó là:
“Chu kỳ thay da sinh lý”

1. Tại lớp đáy của thượng bì:

– Các tế bào gốc sản sinh ra Keratinocyte (đây mới là tế bào gốc nhé), còn các loại tế bào gốc các bạn đang cho khách bôi ở nhà chỉ là từ “Marketting” mà thôi, nói đúng ra thì nó phải là “Chất tăng trưởng được chiết xuất từ việc nuôi cấy tế bào gốc”.
– Tế bào Keratinocyte luôn được sinh ra, 1 phần sẽ di chuyển lên trên, 1 phần ở ở lại và duy trì quần thể Keratinocyte.
– Lớp thượng bì với 80 – 95% là Keratinocyte và liên tục được sản sinh, nên mọi tổn thương khi chưa đi qua màng đáy đều không để lại sẹo. Chỉ khi tổn thương đi qua màng đáy đến trung bình khi đó sẽ để lại sẹo.

2. Tại lớp gai:

– Các tế bào Keratinocyte rời khỏi lớp đáy, di chuyển lên lớp gai.
– Tại đây, các Keratinocyte bắt đầu sản sinh ra Keratin (quá trình sừng hóa) và tiếp tục đi lên lớp trên.
3. Tại lớp hạt:
– Rời khỏi lớp gai, các Keratinocyte di chuyển lên lớp hạt và được chứa trong các hạt Keratohyalin.
– Bên trong các Keratohyalin ngoài Keratinocyte, còn có Lipids (50% ceramide, 25% Cholesteron, 25% Acid béo) và các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên NMF (Urea, HA, acid lactic . . .)
– Các hạt Keratohyalin tiếp tục di chuyển lên lớp sừng.

4. Tại lớp sừng:

– Các hạt Keratohyalin giải phóng ra các lá sừng Keratin + Lipids + NMF.
– Các lá sừng Keratin này hoàn toàn mất nhân, dẹt lại và trở thành tế bào chết (cornocyte). Các tế bào này xếp chồng lên nhau từ 15 – 30 lớp tùy từng vị trí.
– Các Cornocyte được các desmosomes (thể liên kết) , Lipids và NMF kết dính lại với nhau trở thành 1 lớp màng (màng hydrolipid) có khả năng chống nước, giúp tránh mất nước, tránh ngấm nước và duy trì, giữ ẩm cho da.
– Các Keratin này bám dính trên da 14 ngày sau đó sẽ bong đi và được thay thế bằng lớp Keratin mới.
Từ khi 1 Kerotynocyte được sinh ra đến khi di chuyển lên lớp sừng là 14 ngày, từ lúc tế bào Keratin đến lớp sừng được thay đi là 14 ngày. Đây là 1 chu kỳ thay da sinh lý, khoảng 28 ngày.
Chu kỳ này ngắn hơn ở trẻ em (có thể chỉ 14 ngày) chính vì vậy da của trẻ em rất mềm mại, mịn màng.
Và tăng lên khi có tuổi (có thể lên đến 40 – 45 ngày) vì vậy, càng có tuổi da càng thô ráp, sần sùi, thâm sạm.

Tại sao các bạn phải biết những điều này?

1. Giới hạn để can thiệp thủ thuật: khi các bạn cố gắng can thiệp mà để tổn thương qua lớp màng đáy, khi đó sẽ để lại sẹo, ứng dụng trong nặn mụn, đốt nốt ruồi, hạt cơm, laser, peel da . . .
2. Lớp màng Hydrolipid là lớp màng vô cùng quan trọng. Khi lớp màng này bị tổn thương sẽ khiến da bị tổn thương, dễ viêm nhiễm, tăng sắc tố, nổi mụn . . .
Vì vậy, các bạn có thể thấy các sản phẩm dùng để phục hồi thường chứa: HA, Ceramide, Urea . . . là các thành phần của lớp màng Hydrolipid.
3. Chu kỳ thay da quyết định yếu tố thời gian điều trị, sự trẻ hóa da.
Không thể bắt 1 liệu trình điều trị có hiệu quả dưới 1 chu kỳ thay da được. Ít nhất phải sau 1 chu kỳ thay da bạn mới thấy bắt đầu có hiệu quả.
Cũng không thể đòi hỏi 1 người 40 tuổi điều trị nhanh bằng người 20 tuổi được.
Rút ngắn chu kỳ thay da là mục tiêu hướng tới để duy trì vẻ tươi trẻ của làn da, các sản phẩm rút ngắn chu kỳ thay da sẽ có tác dụng tăng tốc độ bong sừng và thúc đẩy tăng sinh tế bào mới. Có thể kể tới là Retinoids, Các yếu tố tăng trưởng biểu bì (PDGF, FGF, EGF . . .), các hormone tăng trưởng thực vật cytokinin (Kinetin), hay các tẩy da chết hóa học (AHA, BHA, PHA).
(Bài viết đã được lược bớt những từ chuyên môn Cấu trúc da ít ứng dụng lâm sàng nên có thể khác so với nhiều tài liệu chuyên sâu Cấu trúc da ).
cau truc da2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *